THỦ TỤC NHẤT ĐỊNH PHẢI LÀM KHI MỚI SANG NHẬT

Lượt xem: 9 / By duhocthienan

Khi đến Nhật Bản học tập hoặc làm việc, có một số thủ tục nhất định phải hoàn thành ngay sau khi đặt chân đến nước này. Đây là những việc bạn nên làm ngay sau khi nhập cảnh. Nó sẽ giúp cuộc sống của bạn ở Nhật Bản thuận tiện hơn, tiết kiệm hơn và đỡ bỡ ngỡ hơn.

  1. Làm thẻ cư trú

Thẻ cư trú được cấp cho người nước ngoài khi cư trú tại Nhật từ 3 tháng trở lên. Khi làm thủ tục nhập cảnh tại các sân bay lớn như Narita, Haneda (Tokyo), Chubu (Nagoya), Kansai (Osaka), bạn sẽ được cấp thẻ này cùng dấu chứng nhận được phép làm thêm tại Nhật (資格外活動許可). Nếu nhập cảnh tại các sân bay khác, bạn sẽ được đóng dấu chứng nhận đã được phép nhập cảnh lên hộ chiếu, còn Thẻ cư trú sẽ được gửi đến chỗ ở của bạn qua đường bưu điện.

Đồng thời trong vòng 14 ngày sau khi đã xác nhận chỗ ở mới, bạn phải xuất trình thẻ này cho cơ quan quản lý hành chính địa phương gần nhất để làm thủ tục đăng ký nhập cư trú. Sau khi bạn hoàn thành thủ tục này, mặt sau của thẻ sẽ in địa chỉ chỗ ở của bạn. Nếu sau đó chuyển nhà thì bạn phải mang Thẻ cư trú đến cơ quan quản lý hành chính địa phương gần nhất để cập nhật nơi ở mới của mình.

  1. Làm con dấu cá nhân

Để làm được các thủ tục tiếp theo và mở được sổ ngân hàng, bạn bắt buộc phải có con dấu cá nhân. Các trường Nhật ngữ sẽ dẫn học sinh mới đi làm con dấu hoặc có một số trường sẽ thông báo tới học sinh việc đăng ký khắc con dấu trước tại Việt Nam.

 

  1. Đăng ký cư trú (đăng ký địa chỉ)

Khi làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Nhật Bản, bạn sẽ nhận lại thẻ lưu trú. Tuy nhiên, mặt sau của thẻ không có địa chỉ của bạn vì bạn chưa đăng ký địa chỉ. Sau khi đã vào Nhật, trường Nhật ngữ (hoặc người quen) sẽ dẫn bạn đi tới trung tâm hành chính thành phố hay quận để làm thủ tục đăng ký cư trú. Khi đăng ký cư trú (đăng ký địa chỉ) thì địa chỉ của bạn sẽ được viết vào mặt sau của thẻ lưu trú. Khi bạn cư trú ở Nhật từ 90 ngày trở lên, bắt buộc phải đăng ký địa chỉ và gia nhập bảo hiểm quốc dân.

 

  1. Tham gia Bảo hiểm sức khỏe Quốc dân

Theo quy định, mọi du học sinh nước ngoài lưu trú ở Nhật trên 3 tháng đều phải tham gia chương trình Bảo hiểm sức khỏe quốc dân (国民健康保険). Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm là bạn sẽ chỉ phải trả 30% chi phí điều trị khi bị thương tích hoặc ốm đau trong thời gian học tập tại Nhật, trừ chi phí điều trị ngoài phần bảo hiểm.

  1. Đăng ký giấy phép ngoài tư cách để đi làm thêm

Khi nhập cảnh tại sân bay Nhật Bản, bạn sẽ nộp giấy xin hoạt động ngoài tư cách. Khi có giấy này, bạn sẽ được phép đi làm thêm ngoài giờ học. Theo quy định của chính phủ Nhật Bản, du học sinh được phép làm thêm 4 tiếng/ngày, tức 28 tiếng/ tuần

 

 

  1. Đăng ký Thẻ My Number (マイナンバー)

Chế độ Mã số cá nhân được thực thi kể từ tháng 1/2016 nhằm mục đích thắt chặt quản lý trong lĩnh vực an sinh xã hội, thuế và đối phó với thiên tai. Không chỉ riêng người có quốc tịch Nhật, người nước ngoài lưu trú trung hoặc dài hạn ở Nhật cũng sẽ nhận được mã số này tại thời điểm đăng ký chuyển nhập cư trú. Bạn sẽ được yêu cầu trình Mã số cá nhân khi đi xin việc làm thêm, đăng ký tham gia bảo hiểm y tế hay nhận/gửi tiền ở ngân hàng, bưu điện…

 

  1. Đăng ký điện thoại, Internet

Văn hóa sử dụng Sim điện thoại ở Việt Nam khá khác biệt so với Nhật Bản. Ở Việt Nam bạn chỉ cần bỏ ra 20k, 30k là có thể mua được 1 cái Sim. Nạp card vào là có thể sử dụng nhưng ở Nhật Bản tất cả đều sử dụng gói cước trả sau. Vì vậy các nhà mạng khi đăng ký sim điện thoại đều phải kiểm tra thông tin rất khó khăn và kỹ càng. Đặc biệt là với những người nước ngoài như chúng ta: du học sinh, thực tập sinh mới qua.

Hiện tại Nhật Bản có 3 nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thông lớn là DoCoMo, Au và SoftBank (tương tự như MobiPhone, VinaPhone và Viettel ở Việt Nam). 3 nhà mạng này liên kết với nhau khá chặt chẽ và sử dụng chung 1 kho số nên người dùng có thể đổi mạng 1 cách dễ dàng mà vẫn giữ được số cũ nếu muốn. Trong khung giờ 09:00 – 21:00 hàng ngày, người dùng có thể gọi điện và nhắn tin nội mạng miễn phí. Do đó, bạn có thể xem xét chọn nhà mạng nào có lợi nhất (ví dụ bạn có nhiều người quen sử dụng DoCoMo thì bạn nên đăng ký DoCoMo) hoặc nhà mạng nào có nhiều chương trình khuyến mãi.

  1. Mở tài khoản Ngân hàng

Khi đã có Thẻ lưu trú, Thẻ bảo hiểm sức khỏe quốc dân và số điện thoại liên lạc, thủ tục kế tiếp mà bạn nên làm là mở một tài khoản ngân hàng, bởi hầu hết các giao dịch liên quan đến tiền nong ở Nhật đều được thực hiện qua con đường chuyển khoản.

Liên hệ: Du Học Thiên An – Hotline: 0977555184

TRỤ SỞ CHÍNH: BT5.8 KĐT chức năng Vigalcera Tây Mỗ- đường Hữu Hưng, P Tây Mỗ, Q Nam Từ Liêm, Hà Nội

CHI NHÁNH NINH BÌNH: Cầu Yên, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

CÁC HÌNH THỨC DU HỌC HÀN QUỐC

Hiên nay, du học Hàn Quốc đang là xu hướng được nhiều bạn trẻ quan tâm. Tuy nhiên, đi du học theo diện nào, hình thức nào là tốt nhất. Hôm nay, Du học Thiên An sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cơ bản về hình thức du học Hàn Quốc, hi vọng..

Xem thêm

ĐỊA ĐIỂM LÁNH NẠN KHI XẢY RA THIÊN TAI

       Khi thiên tai ập đến, từ bão tố và lũ lụt đến động đất và sóng thần, việc lựa chọn một địa điểm lánh nạn an toàn là điều thiết yếu để đảm bảo sự an toàn và bảo vệ cho bản thân và người thân. Mỗi loại thiên tai đòi hỏi..

Xem thêm

CHUẨN BỊ VẬT DỤNG PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

      Trường hợp phát sinh thiên tai quy mô lớn, sẽ có khả năng không đủ thực phẩm tại nơi lánh nạn. Hơn nữa, cho tới khi đồ cứu trợ đến thì cũng có thể mất vài ngày, nên ngay từ bây giờ hãy chuẩn bị trước vật dụng phòng chống thiên tai,..

Xem thêm