ĐỊA ĐIỂM LÁNH NẠN KHI XẢY RA THIÊN TAI

Lượt xem: 22 / By duhocthienan

       Khi thiên tai ập đến, từ bão tố và lũ lụt đến động đất và sóng thần, việc lựa chọn một địa điểm lánh nạn an toàn là điều thiết yếu để đảm bảo sự an toàn và bảo vệ cho bản thân và người thân. Mỗi loại thiên tai đòi hỏi những biện pháp phòng ngừa và nơi trú ẩn khác nhau, và việc hiểu rõ những địa điểm lý tưởng để tránh khỏi nguy hiểm có thể cứu sống bạn trong những tình huống khẩn cấp. Trong bài viết này, hãy cùng Du học Thiên An khám phá các lựa chọn địa điểm lánh nạn phù hợp cho từng loại thiên tai, từ những khu vực an toàn trong và ngoài nhà cho đến các trung tâm cứu trợ khẩn cấp, nhằm giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho những tình huống không lường trước nhé!

1. Xác nhận các loại và địa điểm lánh nạn

Địa điểm lánh nạn khẩn cấp chỉ định( 指定緊急避難場所):

  • Địa điểm lánh nạn tạm thời.
  • Công viên, trường học,…
  • Tùy theo thiên tai mà có sự khác nhau.

Nơi lánh nạn chỉ định(指定避難所)

  • Nếu trong trường hơp như ngôi nhà bạn ở chịu thiệt hại, thì bạn sẽ tới địa điểm để sinh hoạt an toàn trong một khoảng thời gian.
  • Trường học, nhà văn hóa cộng đồng,…
  • Cũng có những nơi lánh nạn có khả năng tiếp nhận vật nuôi.

Lánh nạn phân tán(分散避難)

  • Địa điểm lánh nạn không chỉ ở trường học hay nhà văn hóa cộng đồng,… Hãy suy nghĩ đến lánh nạn tại nhà của những người quen, họ hàng đang được an toàn và không bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

2. Những chú ý và các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm tại nơi lánh nạn

     Tại nơi lánh nạn vì có rất nhiều người tập trung nên dễ bùng phát các triệu chứng như là cúm mùa, cảm, nôn mửa, tiêu chảy,… Hãy thực hiện các biện pháp phòng chống các bệnh truyền nhiễm trong giới hạn cho phép.

  • Nhất định phải mang theo khẩu trang, cồn khử trùng, nhiệt kế,… Trong trường hợp không có hãy chuẩn bị một chiếc khăn,… để che mũi và miệng.
  • Hãy rửa tay trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh thực hiện triệt để để đảm bảo vệ sinh và quản lý tình trạng sức khỏe
  • Cần phòng tránh 3 mật độ sau( Không gian kín/Tập trung đông người/Tiếp xúc gần).

3. Ký hiệu liên quan đến lánh nạn

     Các cơ sở công cộng được chỉ định tại địa điểm lánh nạn khẩn cấp chỉ định hay nơi lánh nạn chỉ định được biểu thị dưới dạng biểu tượng. Hãy xác nhận các cơ sở gần nhà và suy nghĩ các phương pháp lánh nạn cho từng loại thiên tai.

Biển báo hướng dẫn đến nơi lánh nạn, đèn hướng dẫn lối thoát hiểm.

  • Địa điểm lánh nạ khẩn cấp chỉ định

  • Nơi lánh nạn chỉ định

  • Đèn hướng dẫn lối thoát hiểm

Biểu tượng sóng thần

  • Địa điểm lánh nạn sóng thần

  • Tòa nhà lánh nạn sóng thần

 

  • Chú ý sóng

4. Những điều cần lưu ý khi đi lánh nạn

  • Khóa van ga, ngắt cầu dao điện.
  • Mang giày thể thao.
  • Mang trên lưng những đồ cần mang theo trong trường hợp khẩn cấp để có thể sử dụng cả hai tay.

ĐỂ TÌM HIỂU RÕ THÔNG TIN HƠN VỀ TRƯỜNG, ỨNG VIÊN VUI LÒNG LIÊN HỆ DU HỌC THIÊN AN

HOTLINE: 0977555184

ĐỊA CHỈ: BT 5.8, KĐT VIGLACERA TÂY MỖ, ĐƯỜNG HỮU HƯNG, PHƯỜNG TÂY MỖ, QUẬN NAM TỪ LIÊM, HÀ NỘI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

NGƯỜI NHẬT NGHĨ GÌ VỀ NHÓM MÁU?

      Ở Nhật Bản, nhóm máu có ảnh hưởng đáng kể đến văn hóa và xã hội, nhiều hơn so với nhiều nơi khác trên thế giới. Mặc dù không có nghiên cứu chính thức nào chứng minh sự liên kết giữa nhóm máu và tính cách, nhưng người Nhật thường tin vào..

Xem thêm

TỪ VỰNG KHI KHÁM BỆNH

    Khi đi khám bệnh tại Nhật Bản, có một số từ vựng và cụm từ hữu ích mà bạn nên biết để dễ dàng giao tiếp với bác sĩ và nhân viên y tế. Dưới đây là các từ vựng và cụm từ quan trọng liên quan đến việc đi khám bệnh. Hãy..

Xem thêm

THẺ MY NUMBER

    My number là một loại thẻ dành cho tất cả mọi người, kể cả người nước ngoài sinh sống hay làm việc tại Nhật Bản có thời gian cư trú trên 3 tháng.  Tại Việt Nam, mỗi người đều sẽ sở hữu một số Căn cước công dân riêng biệt cho mình và..

Xem thêm